Cách bảo quản chiếc áo thun vải cotton bền màu và luôn như “mới”

Bạn vừa mua được một chiếc áo thun cotton cao cấp? Hay bạn rất ưng ý về cả kiểu dáng và chất liệu? Và điều đương nhiên là bạn sẽ muốn chiếc áo thun được giữ trong tình trạng “mới” lâu nhất. Dưới đây là một số nhưng lưu ý nhỏ nhưng rất hữu ích. Đây sẽ là bí quyết không thể thiếu cho một chiếc áo thun cotton bền màu và lúc nào cũng như mới.

Hiểu được chất liệu vải áo thun cotton

Aó thun vải cotton giống như một cô vợ xinh đẹp đảm đang nhưng hay giận dỗi vậy. Là lựa chọn số một dành cho bạn nhưng bạn phải biết cách chiều nàng một chút. Và để chiều được cô vợ này bạn phải hiểu cô ấy. Cotton cũng thế. Hãy hiểu bản chất của cotton.Vai Cotton

Cotton là chất liệu đến từ tự nhiên, cực kỳ thoải mái và có tính thoáng cao do cấu trúc vải. Điều này khiến cho cotton nhẹ và dễ mặc. Đồng thời thấm hút mồ hôi tốt giúp bạn thoải mái vận động. Vải cotton không gây kích ứng da. Nhưng cũng vì là sản phẩm tự nhiên nên dễ bị co rút và dễ nhăn sau khi giặt. Từ những đặc tính này ZinZin khuyên bạn nên cẩn thận hơn khi sử dụng và bảo quản.

Cách bảo quản áo thun vải cotton

Khi sử dụng áo

Chiếc áo thun sẽ giúp bạn tự tin với vẻ ngoài cùng cảm giác thoải mái, mát mẻ trong những ngày hè. Sau một ngày hoạt động, bạn nên giặt áo ngay sau khi dùng để tránh áo bị ẩm mốc và có mùi hôi.

Khi giặt áo

Lời khuyên đầu tiên có lẽ rất quen thuộc nhưng nhiều bạn vẫn không để ý. Đó là không nên giặt chung áo với các màu áo khác. Đặc biệt là giặt với các loại áo phông màu đậm nếu không muốn chiếc áo của bạn trở nên loang lổ.

Hạn chế sử dụng các loại xà phòng giặt tẩy mạnh đối với áo thun màu.

Không nên giặt áo trong nước nóng quá 40 độ. Bởi nước nóng có thể làm vải bị giãn ra và làm mất đi dáng áo ban đầu.

Tránh sử dụng các loại nước xả làm mềm vải. Bởi chúng sẽ làm áo phông cotton của bạn bị giãn rất nhanh. Nếu bạn muốn áo thơm hơn sau khi giặt, bạn có thể dùng các loại nước xả thơm.

Không nên vắt áo phông quá khô sau khi giặt. Như đã đề cập, vải cotton không chống co rất dễ bị biến dạng. Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng không bao giờ được để máy giặt vắt quá khô đồ cotton.

Phơi đồ

Việc phơi dưới ánh nắng trực tiếp luôn là mối đe dọa đối với tuổi thọ của một chiếc áo. Đặc biệt chất liệu cotton hữu cơ thì việc phơi nắng không khác gì hành động “hủy hoại” chiếc áo.

Luôn nhớ dùng móc treo dày và có dáng thay vì móc sắt mảnh, cách này sẽ giúp đồ luôn giữ được phom.

Là nóng

Áo thun chủ yếu được làm từ vải cotton, vì thế bạn nên lựa chọn một chiếc bàn ủi có chế độ ủi trên vải cotton. Lưu ý, bạn cần làm nóng bàn ủi sau đó chỉnh sang chế độ cotton trước khi ủi áo nhé!

Đối với loại bàn ủi không có chế độ cotton sẵn. Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, không được quá nóng vì sẽ làm giãn áo đấy.

Áo thun cotton thường dễ bị nhăn khi giặt xong. Do đó khi là quần áo tuyệt đối không được ủi lên bề mặt họa tiết trên áo. Tốt nhất bạn nên là áo ở nhiệt độ thấp và lộn trái trước khi ủi để tránh làm giảm màu sắc của áo.

Hãy sử dụng máy là hơi nước thay vì bàn là mặt kim loại. Bề mặt kim loại nóng tiếp xúc trực tiếp lên quần áo sẽ gây tổn hại đến tuổi thọ sản phẩm. Một chiếc máy là hơi nước sử dụng áp suất và hơi nóng phà ra để là quần áo. Hiệu quả mang lại không kém gì sử dụng bàn là truyền thống mà lại an toàn và giữ tuổi thọ quần áo lâu hơn.

Bảo quản

Tránh để áo ở các nơi ẩm thấp, bởi với tính năng thu ẩm, hút nước tốt, áo sẽ dễ bị mốc, thậm chí để lại những vết ố trên áo.

Cách bảo quản chiếc áo thun vải cotton bền màu và luôn như "mới"