Các loại Vải thân thiện với môi trường là loại vải có khả năng tự huỷ sinh học. Và trong quá trình tạo ra các sợi vải không thải ra những chất độc hại làm ô nhiễm môi trường.
Mặc dù có nhiều loại vải được dệt từ những nguyên liệu thiên nhiên. Nhưng trong quá trình dệt, con người sử dụng thêm những chất hoá học khác nhằm tạo độ bền hoặc giúp vải có khả năng bám màu nhuộm tốt. Những chất hoá học này nếu không được xử lý tốt trước khi thải ra môi trường, sẽ gây ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Những loại vải được dệt từ những nguyên liệu tổng hợp khi không sử dụng nữa, sẽ trở thành những đống rác lớn không có khả năng tự phân huỷ. Việc chậm hoặc không phân huỷ sẽ làm cho môi trường phải hứng chịu thêm một lượng rác thải lớn.
Sự tàn phá nặng nề mà ngành thời trang mang đến cho môi trường nói chung và với các loại vải nói riêng ngày càng một nghiêm trọng. Chính vì lý do này mà hiện nay mọi người đang có xu hướng chuyển qua sử dụng những loại vải thân thiện và gần gũi với môi trường hơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn rất ít cơ sở sản xuất những loại vải này.
Các loại vải thân thiện với môi trường
Vải len
Vải len được dệt từ những sợi lông của các loài động vật. Vì thế đây là những nguyên liệu vô cùng tự nhiên, không phải sử dụng các chất hoá học hay các phản ứng nào nhằm để tạo ra sợi vải.
Ngoài ra vải len có độ bền rất cao nên con người có thể sử dụng được trong một thời gian dài. Hạn chế việc phế bỏ đi những bộ quần áo len cũ ra ngoài môi trường. Vải len cũng có khả năng tự phân huỷ sinh học rất cao.
Tuy nhiên để vải len thực sự là một chất liệu bền vững và thân thiện, quá trình lấy lông các con thú phải hết sức nhân đạo. Những con vật phải được sống tự do, hạnh phúc và không phải chen chúc hay bị giết hại.
Vải linen (vải lanh)
Vải linen là loại vải được dệt từ thân của cây lanh. Đây cũng là một nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và không có các chất hoá học độc hại tham gia vào quá trình dệt vải. Chính vì vậy vải linen cũng là một trong những loại vải thân thiện với môi trường.
Không giống như những loại vải tổng hợp, vải lanh có thể tự phân huỷ sinh học. Có nghĩa là các phần tử cấu thành có khả năng hấp thụ vào môi trường chỉ trong vòng vài năm chứ không phải trải qua hàng thế kỷ.
Xem thêm: Đồng phục team building có tác dụng gì?
Nhưng để loại vải này thực sự gần gũi với môi trường hơn nữa thì quá trình canh tác đất trồng và phát triển cây lanh phải được đảm bảo không gây ra những hiện tượng như xói mòn đất, thảm hoạ thiên tai cho con người.
Vải 100% Cotton
Trong quá trình sản xuất sợi vải, tất cả các khâu từ thu hoạch, tinh chế xơ bông, dệt vải và nhuộm vải đều phải tuân theo tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra. Và trong quá trình tạo ra sợi vải thay vì sử dụng các chất hoá học, nhà sản xuất sẽ sử dụng phương pháp hữu cơ để giúp sợi vải luôn an toàn. Đặc biệt có thể phù hợp với hầu hết mọi loại da.
Với vải sợi 100% cotton, khi sử dụng chúng ta sẽ cảm nhận được đây là một chất liệu rất mềm mại. Luôn tạo cho người mặc sự thoải mái tối ưu. Và phát huy tối đa được những ưu điểm của cotton như độ thoáng khí cao hay khả năng hút mồ hôi tốt.
Các loại vải lụa tơ sen
Vải lụa tơ sen là một loại vải đặc biệt được dệt từ những sợi vải của phần thân cây sen. Bộ phận tưởng chừng như sẽ bị bỏ đi. Và đây cũng là loại sợi hoàn toàn tự nhiên nên chắc chắn chất liệu sẽ có khả năng phân huỷ trong môi trường.
Trong quá trình tách sợi hay dệt vải không sử dụng bất kỳ một chất hoá học nào. Nên sợi vải không những thân thiện với môi trường mà còn không gây hại đến cho làn da. Tuy nhiên vải lụa tơ sen vì hoàn toàn được làm thủ công, tốn nhiều sức người cũng như nguyên liệu hạn chế. Vì vậy đây là loại vải được sản xuất không nhiều, giá cả lại cao nên mọi người cũng rất ít sử dụng.
Vải Lyocell
Vải Lyocell là loại vải được dệt từ thành phần cellulose bột gỗ của các loại cây trồng lấy gỗ. Khác với những loại vải khác, Lyocell có quy trình sản xuất khép kín nên việc đưa các chất thải ra môi trường dường như không có.
Các loại cây lấy gỗ để tạo ra vải Lyocell không cần các loại thuốc trừ sâu những vẫn có thể phát triển được. Sau khi chế ra bột gỗ, sẽ có quá trình xúc tác với oxit amin. Tuy nhiên lượng chất này được sẽ được sử dụng liên tục qua nhiều lần chế tạo vải, vì thế lượng chất này không bị thải ra ngoài môi trường.
Và tất nhiên khi vải Lyocell được tạo thành từ những thành phần tự nhiên thì chúng sẽ có khả năng tự phân huỷ sinh học rất cao.
Các loại vải cà phê
Tận dụng những phần bã cà phê kết hợp với polymer tạo thành một nguyên liệu tổng hợp, và theo công thức độc quyền sẽ cho ra sợi vải Cà phê.
Theo một số thống kê cho rằng, cứ 3 ly cà phê và 5 chai nhựa là có thể sản xuất ra được một cái áo. Như vậy qua đây chúng ta có thể thấy rằng, tuy nguyên liệu có sử dụng thành phần polymer nhưng đây lại là sự tái chế. Giúp hạn chế được những chiếc chai nhựa bị phế thải ra ngoài môi trường, phải mất một thời gian mới có thể phân huỷ được.
Vải cà phê có khả năng thấm hút lớn hơn nhiều lần so với vải cotton. Không những thế, vải còn có thể khử mùi và chống lại tia UV rất tốt.