Cách phân biệt và bảo quản áo đồng phục đúng cách

Lượt xem: 384 Lượt xem  

Ngày nay, áo đồng phục được đặt may với nhiều kiểu dáng và chất liệu vải khác nhau, nhưng đa phần tất cả đều bắt nguồn từ vải thun 4 chiều. Vậy vải thun 4 chiều là gì? Đây là một trong số những câu hỏi được nhiều khách hàng khi đặt may áo đồng phục đặt ra với Áo Thun ZinZin. Chính vì thế, trong bài viết này, ZinZin sẽ cung cấp thông tin về dòng áo thun này. Đồng thời, giúp các bạn phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa áo thun 2 chiều và 4 chiều. Cũng như cách bảo quản để đảm bảo rằng áo đồng phục luôn được bền màu nhất.

Áo đồng phục 4 chiều là gì?

Áo thun 4 chiều là loại áo sử dụng vải thun co giãn 4 chiều để may thành. Khi kéo vải thun 4 chiều, áo sẽ giãn ra được theo 2 hướng ngang và dọc. Do sử dụng loại vải có độ co giãn, đàn hồi tốt như vậy. Nên áo thun đồng phục loại cotton 4 chiều mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc.

Sự khác nhau giữa áo thun 4 chiều và 2 chiều

Cơ bản, áo thun 2 chiều và áo thun co giãn 4 chiều đều có thành phần chủ yếu là cotton, có độ co giãn. Để tăng thêm độ co giãn, người ta có thể pha thêm từ 5 – 8% sợi Spandex cho vải. Tuy nhiên, giữa 2 loại này vẫn có điểm khác biệt. Vậy áo thun 2 chiều và 4 chiều khác nhau ở điểm nào?

Độ co giãn

Xét về độ co giãn, vải áo đồng phục 4 chiều có thể co giãn được cả 2 chiều ngang và dọc. Tuy nhiên, áo đồng phục 2 chiều chỉ có thể co giãn được chiều ngang hoặc chiều dọc. Và đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại áo thun này. Chính vì thế, áo thun đồng phục 2 chiều khi mặc sẽ không thoải mái bằng vải cotton 4 chiều.

Giá thành

Áo đồng phục 4 chiều sử dụng loại vải co giãn 4 chiều cao cấp. Áo có bề mặt khá mịn, mềm mại nên chúng có giá thành tương đối сао.

Áo đồng phục 2 chiều sử dụng chất liệu vải ít hoặc không có độ co giãn. Nên chi phí sẽ thấp hơn so với áo thun 4 chiều. Nhưng đồng thời, áo sẽ ít nhăn, ít bị chảy xệ hơn so với áo thun 4 chiều.

Ưu điểm của áo đồng phục vải cotton 4 chiều

Đây là dòng sản phẩm được rất nhiều các khách hàng lựa chọn. Đặc biệt là đối với các công ty, doanh nghiệp đặt may để làm đồng phục cho nhân viên. Vậy áo thun cotton 4 chiều có những lợi thế hay ưu điểm nào? Tại sao chúng lại phổ biến đến vậy?

Khả năng thấm hút mồ hôi tốt

Với những công việc hay hoạt động ngoài trời, thể thao thì việc đổ mồ hôi là điều không tránh khỏi. Do đó, một chiếc áo thun có khả năng thấm hút mồ hôi tốt sẽ là vị cứu tinh trong các trường hợp này. Chính vì thế, áo thun đồng phục 4 chiều là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này. Với thành phần cotton cao, độ co giãn hoàn hảo giúp tăng cường khả năng thấm hút mồ hôi. Và đem lại cảm giác thoáng mát, dễ chịu nhất cho người mặc.

Khả năng co giãn của áo đồng phục cotton 4 chiều vượt trội hơn hẳn so với áo thun 2 chiều. Điểm nổi trội chính là ở đây. Với khả năng co giãn được cả chiều ngang và chiều dọc nên vải cotton 4 chiều sẽ giúp tạo được cảm giác thoải mái, không bị gò bó khi mặc.

Dễ dàng in ấn

Áo đồng phục 4 chiều do có thành phần cotton nên vải thun 4 chiều có khả năng bắt màu tốt, dễ in họa tiết lên trên đó. Và hình in cũng dễ dàng bám chặt vào áo hơn.

Hình thức đẹp, ưa nhìn

Vải áo thun cotton 4 chiều mềm mại, dày dặn và ít nhăn hơn so với áo thun cotton 2 chiều.

Ao Dong Phuc

Các chất liệu may áo đồng phục 4 chiều phổ biến nhất

Để sản xuất 2 loại áo thun này, người ta thường sử dụng các loại vải may phổ biến như:

Vải may áo thun 4 chiều

  • Vải cá sấu 65/35 4 chiều
  • Vải cá sấu poly
  • Vải kate thun
  • Vải kaki thun

Trong đó, vải thun cá cấu, vải cotton được sử dụng nhiều nhất khi may áo thun 4 chiều. Ngoài ra, người ta có thể pha spandex để tăng khả năng co giãn.

Vải may áo thun 2 chiều

  • Vải thun cá sấu 2 chiều
  • Vai kate
  • Vai kaki…

Cách khắc phục và hạn chế áo thun bị ra màu hiệu quả

Quần áo mới mua về thường bị ra màu hoặc lem màu khi giặt chung với các loại quần áo khác. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này? Cách làm cho quần áo không ra màu và cách xử lý quần áo bị lem màu nào chuẩn nhất?

Nếu vẫn còn băn khoăn trước những câu hỏi này, bạn có thể tìm câu trả lời qua thông tin mà Áo Thun ZinZin sẽ chia sẻ ngay sau đây.

Một số cách khắc phục quần áo bị ra màu

Giặt áo bằng tay

Với những áo bị ra màu thì giặt bằng tay sẽ khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả. Bởi bạn có thể phân loại một cách chính xác nhất. Đồng thời, giặt quần áo bằng tay bao giờ cũng sạch hơn và tốt hơn. Bằng cách này quần áo không bị lem màu và cũng rất sạch.

Giặt bằng nước lạnh

Nước ấm có thể khiến các sợi vải bị nới lỏng nên chất nhuộm và màu sắc quần áo (đặc biệt là đồ jeans) có xu hướng ra màu nhiều hơn. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên giặt quần áo bằng nước lạnh để giữ màu tốt hơn.

Dùng bột cà phê và trà

Cà phê và trà đen đều được sử dụng như một loại thuốc nhuộm tự nhiên. Bạn có thể bỏ khoảng 500ml cà phê hoặc trà đen vào nước xả cuối cùng trước khi giặt quần áo tối màu. Hai loại bột này có thể tăng cường màu sắc tổng thể của quần áo.

Dùng giấm, phèn chua hoặc muối

Bạn có thể ngâm quần áo vào nước có pha giấm, phèn chua hoặc muối trong khoảng 1 – 2 tiếng. Giấm và phèn chua sẽ giúp quần áo của bạn bên màu hơn. Sau đó, bạn chỉ cần giặt sạch lại đồ rồi phơi khô là được.

Lộn trái quần áo khi giặt

Cách khắc phục quần áo ra màu tiếp theo là lộn trải quần áo khi giặt. Thói quen của nhiều chị em nội trợ đó là để im quần khi thay sau đó nhét vào máy giặt. Điều này sẽ hoàn toàn khiến bộ quần áo của bạn có nguy cơ ra màu cao. Để khắc phục điều này, hãy lộn trái quần áo trước khi cho vào máy giặt. Việc này có tác dụng giúp mặt phải của quần áo hạn chế tiếp xúc với xà bông. Và lực tác động khi vò quần áo cũng ít hơn mặt ngoài, vì thế việc lem màu cũng sẽ hạn chế hơn.

Phơi quần áo đúng cách

Sau khi giặt và xả với nước xả vải, việc phơi quần áo như thế nào cũng giúp giữ quần áo không bị ra màu. Bạn nên lộn trái quần áo để phơi, và tìm không gian thông thoáng, nhiều gió để phơi quần áo. Tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời quá gay gắt. Vì sẽ làm quần áo nhanh bị bạc màu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh phơi chỗ ẩm thấp.

Những lưu ý để áo đồng phục tránh bị ra màu

Để có cách giặt quần áo không bị ra màu bạn hãy lưu ý tới những điều sau:

  • Luôn phải phân loại màu sắc quần áo trước khi giặt. Những quần áo màu đậm cần giặt riêng. Dù không bị phai màu khi giặt chung, nhưng lâu dần thì màu sắc của quần áo màu trắng cũng sẽ bị ố vàng.
  • Cách xử lý quần áo bị ra màu tốt nhất đó là chọn loại nước giặt phù hợp với từng loại quần áo. Những loại có thành phần tẩy sẽ khiến quần áo mau bị phai màu hơn.
  • Đối với quần áo mới nên áp dụng cách giặt cho quần áo mới mua để đồ được bền màu hơn.
  • Không nên giặt với nước ở nhiệt độ cao vì sẽ khiến quần áo dễ phai màu hơn.
  • Đối với chất vải jean bạn không nên giặt quá nhiều vì sẽ khiến chúng nhanh bạc màu.

Hi vọng, với những cách khắc phục quần áo bị ra màu Áo Thun ZinZin đã chia sẻ. Sẽ giúp bạn “bỏ túi” thêm được những bí kíp để giúp quần áo luôn bền bỉ và tươi mới. Bắt tay ngay vào thực hiện để thấy rõ kết quả của những phương pháp này nhé!

Rate this post