Bỏ túi 3 mẹo phân biệt nhanh các loại vải áo thun đồng phục

Lượt xem: 271 Lượt xem  

Chắc hẳn ai trong chúng ta, cũng đều hiểu được tầm quan trọng của áo thun đồng phục trong chiến lược kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, các nhà quản lý luôn mong muốn sở hữu được những chiếc áo đồng phục có chất liệu vải tốt, thoáng mát và sử dụng được lâu dài. Thế nhưng không ít trường hợp công ty bỏ ra một số tiền lớn nhưng lại nhận toàn những sản phẩm kém chất lượng. Đó là vì người đảm nhận nhiệm vụ đặt đồng phục chưa phân biệt được đâu là loại vải tốt. Vì thế, qua bài viết này ZinZin sẽ chia sẻ cách phân biệt nhanh các loại vải thun may áo đồng phục.

Hậu quả khi đặt nhầm áo đồng phục có chất liệu vải kém chất lượng

  • Chất liệu vải mặc nóng khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái, khó chịu. Hiệu quả làm việc cũng sẽ giảm sút.
  • Áo nhanh hỏng phải đặt lại lần 2. Vừa mất thời gian, công sức và kinh phí của doanh nghiệp.
  • Đồng phục bị xù lông, mục chỉ may làm giảm tính chuyên nghiệp và chỉnh chu của doanh nghiệp.
  • Người được giao nhiệm vụ đặt đồng phục không thể hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ của mình.

Sơ lược về các chất liệu vải may áo thun đồng phục

Chỉ với 4 hậu quả cơ bản trên, bạn cũng có thể thấy tác hại khi sử dụng chất liệu vải kém. Trước khi phân biệt các loại vải, bạn cần hiểu sơ lược về đặc tính nổi bật của mỗi loại vải.

  • Cotton 100%: giá thành đắt nhất, thấm hút cực tốt và thoáng mát. Nhưng nếu không bảo quản kỹ sẽ dễ bị xuống vải do tác động của môi trường.
  • Cotton 65/35: giá thành thấp hơn cotton 100%, thành phần 65% cotton, 35% PE. Nó vẫn giữ được độ thấm hút tốt nhưng không thoáng mát như cotton 100%. Do có thêm PE nên form áo sẽ cứng cáp hơn, ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời.
  • PE: giá thành thấp nhất, độ thấm hút kém nên sẽ gây nóng và bí bách cho người mặc. Tuy nhiên lại khá bền, form áo đẹp, dễ in ấn logo.

Vải Cotton

 

Cách phân biệt nhanh các loại vải áo thun đồng phục

Cách 1: Kiểm tra bằng mắt

  • Cotton 100%: màu trầm, không có độ bóng, sợi vải mềm mịn. Nếu nhìn thật kỹ chúng ta sẽ thấy mặt áo có lớt phớt lông nhẹ.
  • Cotton 65/35: màu sắc sáng hơn cotton 100% và có độ bóng mượt hơn cotton 100%.
  • Đối với vải PE: màu sắc tươi sáng, sợi vải cực kì bóng và không có lớt phớt lông.

Cách 2: Kiểm tra bằng tay

  • Cotton 100%: khi sờ vào bề mặt vải sẽ thấy có độ nhám cao, mềm mại, khi vò sẽ bị nhăn. Dùng tay kéo mạnh sẽ thấy độ co giãn rất tốt.
  • Cotton 65/35: vẫn có độ nhám, mềm mại, khi vò sẽ ít nhăn hơn, độ co giãn tương đối.
  • PE: bề mặt vải không hề nhám, rất nhẫn nhịn. Tuy nhiên khi vò sẽ không bị nhăn, cho dù và mạnh thì cũng nhăn rất ít. Nhưng độ co giãn rất kém.

Cách 3: Kiểm tra bằng lửa

  • Cotton 100%: Vải bắt lửa rất nhạy, chảy rất nhanh khi đốt. Khi đốt có mùi như giấy cháy, tro có màu xám, tan ra dễ dàng và không bị vón cục.
  • Cotton 65/35: Vải bắt lửa tốt, chảy nhanh, khi cháy có chút mùi nhựa, tro tan nhanh, ít bị vón cục.
  • PE: Bắt lửa kém nhất, chảy chậm, không chảy ngay mà xoắn thành cục. Và có mùi khét của cao su như khi đốt nhựa, ngọn lửa cháy nhấp nhô dễ tắt. Vải chảy xong không có tàn tro mà vón thành cục lớn, rất cứng, bóp không tan.

Hy vọng những bí quyết trên sẽ giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng vải thun đúng với yêu cầu. Nhằm tránh mua phải hàng giả hay hàng kém chất lượng trên thị trường.

5/5 - (1 bình chọn)